Khi nói về thành công hay thất bại của các đội bóng tại Ngoại hạng Anh, người ta đang nói nhiều hơn đến vai trò của một cầu thủ, huấn luyện viên, chủ tịch, giám đốc điều hành hay nhân viên y tế. Tuy nhiên, hiện nay các đội ngày càng tập trung vào vai trò của những “bảo mẫu- săn sóc viên”, những người chuyên đáp ứng nhu cầu của cầu thủ, đặc biệt là những cầu thủ mới chơi bóng.
“Bảo mẫu” đặc biệt
Người phụ trách đội ngũ săn sóc viên tại CLB Man City giai đoạn 2009-2016; Hayden Roberts cho biết, đội ngũ săn sóc viên có nhiệm vụ quan trọng trong đội bóng. Ông hiểu rõ nhất về đặc thù của nghề săn sóc viên thầm lặng đóng góp thành công cho đội bóng.
Hayden Roberts gọi những người làm nhiệm vụ săn sóc viên là những bảo mẫu vì những công việc và yêu cầu giống với bảo mẫu. Tuy nhiên, săn sóc viên phức tạp hơn bảo mẫu nhiều.
Roberts gọi người săn sóc viên là “bảo mẫu” đặc biệt của đội. Những “bảo mẫu” này chăm sóc tất cả các nhu cầu của tất cả cầu thủ; huấn luyện viên…ngoài chuyên môn của đội. Đặc biệt với những tân binh; các săn sóc viên sẽ rất bận rộn.
Roberts chia sẻ chi tiết: “Thật khó mà kể hết từng đầu việc của săn sóc viên. Ví dụ với những cầu thủ trẻ người nước ngoài mới gia nhập đội nhà; chúng tôi cần dạy họ tiếng Anh; bao gồm cả những câu tiếng Anh chuẩn ngữ pháp cơ bản và cả những câu tiếng lóng. Nếu không học thêm tiếng lóng; họ sẽ rất khó giao tiếp trong môi trường có nhiều người quen sử dụng nhiều từ lóng.
Nâng cao kỹ năng ngoài chuyên môn
Rồi chúng tôi cần giúp họ nâng cao kỹ năng lái xe để hạn chế tối đa nguy cơ vướng phải tai nạn giao thông. Chúng tôi có thể nhờ một cầu thủ đàn anh trong đội; tốt nhất là một ngôi sao đồng hương với cầu thủ trẻ mới đến ấy nếu có – kèm cặp thêm; dìu dắt thêm cho tân binh. Còn nhiều đầu việc nữa; kể cả những việc đã được chúng tôi chuẩn bị trước lẫn những việc phát sinh. Nói chung, săn sóc viên phải làm sao cho tân binh có thể hòa nhập nhanh nhất; tốt nhất với môi trường mới; bao gồm cả môi trường sinh hoạt trong đội bóng nói riêng lẫn môi trường sống ngoài đội bóng nói riêng”.
Sau 7 năm làm việc rất hiệu quả ở Man City và tạo dựng được uy tín; Roberts đã chuyển ra tự kinh doanh với việc mở công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn cho cầu thủ. Ông cho biết vị trí săn sóc viên vốn ban đầu không được coi trọng ở các đội bóng. Ban đầu, mọi người chỉ quan niệm đơn giản rằng ở vị trí như săn sóc viên; chỉ cần giúp cầu thủ tìm được nhà, mua được xe là xong.
Roberts chia sẻ tiếp: “Tôi đã phải thuyết phục rất nhiều để BLĐ Man City chú trọng tới vị trí săn sóc viên. Tôi đã phải chỉ ra rằng những cầu thủ của đội Một; những người nhận tới 85% tổng quỹ lương, thế mà những dịch vụ đội bóng cung cấp cho họ và gia đình họ ngoài sân bóng; nơi chiếm tới 80% quỹ thời gian của họ, lại gần như bằng không. Thế chẳng khác nào bạn mua về 25 siêu xe Ferrari; đổ dầu diesel đầy bình rồi chẳng thèm quan tâm gì nữa”.
Không chỉ chăm lo mỗi cầu thủ
Hugo Scheckter từng có 3 năm làm săn sóc viên tại Southampton. Scheckter đúc kết nhiều khi kết quả làm việc của săn sóc viên tốt hay không tốt có ảnh hưởng quan trọng tới việc cầu thủ có gắn bó lâu dài với đội bóng hay không; có thi đấu tốt hay không.
Scheckter kể: “Đã có lần tôi phạm phải sai lầm. Hồi đó, Southampton mới chiêu mộ một cầu thủ trẻ người nước ngoài. Tôi đã chủ quan nghĩ rằng mọi việc đã rất hoàn hảo rồi; sau khi tôi lo đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của cầu thủ ấy.
Nhưng tôi nhận ra mình thiếu sót khi tôi tiếp xúc với vợ của cầu thủ này. Vợ anh ấy không vui. Cô ấy không biết tiếng Anh. Cô ấy không biết lái xe. Cô ấy không có ai làm bầu bạn.
Lorna McClelland là săn sóc viên của Aston Villa. Chia sẻ quan điểm với Scheckter, McClelland đúc kết một săn sóc viên giỏi là người không chỉ biết chăm lo chu đáo cho cầu thủ mà còn là người biết quan tâm tới cả gia đình của họ và có quan hệ tốt với người đại diện của họ./.
Nguồn: Bongdaplus.vn